Quảng cáo Zalo là gì? Ngành nào quảng cáo hiệu quả?
Zalo hiện tại sở hữu hơn 80 triệu người dùng, là một kênh quảng cáo online tiềm năng mà nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã thử. Vậy quảng cáo Zalo cụ thể là gì? Ngành nào thì quảng cáo hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu nội dung dưới đây.
Quảng cáo Zalo là gì?
Quảng cáo Zalo là hình thức quảng cáo để quảng bá sản phẩm từ cửa hàng của doanh nghiệp/chủ shop. Quảng cáo sẽ hiển thị luân phiên trên Zalo app (Zalo News Feed, Zalo Article) và Zalo Network (bao gồm ZingMP3, BaoMoi, ZingNews,…).
Quảng cáo trên Zalo
4 hình thức quảng cáo Zalo cơ bản
1. Quảng cáo Zalo cho Official Account: Tạo quảng cáo hiển thị nhằm tăng lượng quan tâm, tăng tương tác và giới thiệu trang Zalo của doanh nghiệp, cửa hàng. Quảng cáo sẽ hiển thị trên Nhật ký của người dùng Zalo và hệ thống network của Zalo.
2. Quảng cáo Zalo cho website: Tạo quảng cáo có hình ảnh, nội dung khi người xem click sẽ dẫn đến website. Quảng cáo sẽ hiển thị trên Nhật ký của người dùng Zalo và hệ thống network của Zalo.
3. Quảng cáo Zalo giới thiệu sản phẩm: Sử dụng với các Official Account đã tạo gian hàng (shop), hiển thị quảng cáo sản phẩm lên Nhật ký người dùng Zalo và hệ thống.
4. Quảng cáo shop trên danh mục nổi bật: Hiển thị OA khi người dùng bật trình tìm kiếm Official Account trên ứng dụng Zalo.
Để chạy quảng cáo Zalo bạn phải tạo cho mình một tài khoản Official Account. Official Account là hình thức tương tự như page trên Facebook.
Ngành nào là thuận lợi để quảng cáo trên Zalo?
Trên Zalo cũng có trang cá nhân và Fanpage giống như trên Facebook nên bạn hoàn toàn có thể kinh doanh hiệu quả trên Zalo.
Theo kết quả thống kê, nghiên cứu thị trường, sản phẩm đang kinh doanh trên Zalo đa phần hướng tới nữ giới và các mặt hàng đang bán chạy nhất hiện nay là mỹ phẩm và thời trang.
Bên cạnh đó, các sản phẩm trang sức, đồng hồ, đào tạo, du lịch, đồ handmade,… cũng đang được các nhà kinh doanh khai thác hiệu quả trên Zalo.
Nếu bạn đang kinh doanh, buôn bán các mặt hàng trên thì bạn nên mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên Profile Zalo hoặc Zalo Page. Đây sẽ là một thị trường kinh doanh đầy hứa hẹn trong tương lai và quảng cáo Zalo sẽ giúp mở rộng tệp khách hàng của bạn hiệu quả.
Hy vọng với bài viết trên bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi “Quảng cáo trên Zalo có hiệu quả không?” và tìm ra các thủ thuật cũng như mặt hàng bán chạy trên Zalo.
Quảng cáo Zalo hiệu quả như thế nào?
Zalo là mạng xã hội của Việt Nam nên được tích hợp các tính năng thân thuộc, đơn giản và rất phù hợp với người Việt. Tính đến tháng 9/2017, Zalo đã có hơn 80 triệu người dùng, cho bạn cơ hội lớn để tiếp cận đối tượng và tăng doanh số. Ta có thể xét sự hiệu quả từ Zalo Ads như sau:
- Đối với chất lượng bài quảng cáo: Zalo giúp bạn tối ưu thời gian đăng bài và chất lượng ảnh cao rõ nét tốt hơn cả Facebook.
- Đối với chất lượng tiếp cận quảng cáo: Zalo có tỉ lệ tiếp cận cao hơn Facebook vì 100% bạn bè trên zalo sẽ thấy bài viết mỗi khi bạn úp bài mới.
- Đối với chất lượng đối tượng mục tiêu: Zalo thu hút phần lớn độ tuổi 18 - 35 tuổi mà đây chính là độ tuổi mua sắm nhiều nhất.
- Đối với cơ hội tương lai: Zalo đã và đang mở rộng ra quốc tế, đã xuất hiện tại 10 nước ở Châu Á.
Zalo là kênh quảng cáo tiềm năng
Ngoài ra, các chiến dịch quảng cáo được khởi tạo dễ dàng. Bạn có thể theo dõi, tối ưu quảng cáo và hoạch định ngân sách bất kỳ lúc nào. Thanh toán đơn giản, trực tiếp, nhanh chóng với sự hỗ trợ đa dạng thẻ ngân hàng nội địa và quốc tế.
Những thông tin bạn cần biết về quảng cáo Zalo
Quảng cáo Zalo khác với các kênh quảng cáo khác
Từ phía người chạy quảng cáo Zalo, họ sẽ phải nạp trước một khoản tiền vào tài khoản quảng cáo thì mới có thể thực hiện được các chiến dịch quảng cáo. Đây là điểm khác biệt so với một số mạng quảng cáo khác trên thị trường cho phép chạy trước, thanh toán sau. Và còn khác về:
Đối tượng nhận quảng cáo
Tuy có số lượng lớn những người sử dụng tại Việt Nam nhưng chưa có thống kê cụ thể về đối tượng hoạt động tích cực trên Zalo ở độ tuổi, giới tính, khu vực nào. Hơn nữa, vốn dĩ xuất phát từ ứng dụng nhắn tin, gọi điện, nhiều người chỉ dùng các tính năng cơ bản như nhắn tin, gọi điện, họ ít khi truy cập vào nhật ký cho nên việc hiển thị quảng cáo sẽ hạn chế hơn so với các kênh quảng cáo khác.
Theo nhiều người đánh giá, quảng cáo Zalo sẽ hiệu quả hơn nếu nhắm đến đối tượng khách hàng giới trẻ ở các thành phố lớn.
Một điểm cần lưu ý là quảng cáo Zalo chỉ hiển thị trên màn hình điện thoại, máy tính bảng vì Zalo chưa phát triển phiên bản web. Vậy cho nên với một số lĩnh vực, đối tượng này có thể không hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, để quảng cáo Zalo thực sự hiệu quả, các trang web được quảng cáo phải được tối ưu tốt để hiển thị trên màn hình điện thoại.
Cách thức lọc khách hàng nhận quảng cáo
Zalo xây dựng bộ lọc khách hàng khách hàng khá đơn giản bao gồm các thuộc tính như: Giới tính, Độ tuổi, Khu vực địa lý, Loại hệ điều hành điện thoại đang sử dụng. Hoàn toàn thiếu vắng những thuộc tính nâng cao hơn như Sở thích, Hành vi, Tình trạng hôn nhân / Học vấn, v.v.v… như đối với Facebook. Điều này cũng có thể tạo nên một số khó khăn cho những lĩnh vực kinh doanh nhắm vào các thị trường ngách.
Quảng cáo Zalo xét theo khía cạnh này sẽ phù hợp với các sản phẩm / dịch vụ mang tính chất đại chúng.
Cách thức định giá quảng cáo
Cơ cấu định giá quảng cáo của Zalo dựa trên CPC (tối thiểu 290đ/CPC). Theo đánh giá chung, cơ cấu này còn khá sơ khai và có thể không phù hợp với một số mục tiêu liên quan đến nhận diện (định giá theo CPM).
Cơ chế cá nhân hóa tin nhắn trên Zalo
Tin nhắn Broadcast trên Zalo là cơ chế tương tác hoàn toàn miễn phí, có khả năng tiếp cận đến 100% người “quan tâm”. Tuy nhiên, một Zalo OA (Official Account) có thể có nhiều sản phẩm khác nhau hoặc chương trình khuyến mãi khác nhau đối với từng địa điểm, nhóm khách hàng (Vip, cũ, mới…), nên cần chia rõ nhóm đối tượng nhận được tin nhắn và có lộ trình riêng cho từng nhóm khách hàng.
Ví dụ, nếu sản phẩm đang khuyến mãi là đồ lót nữ, thì không thể gửi cho tất cả những ai quan tâm tài khoản này, bởi vì một số khách hàng là nam giới sẽ không có thiện cảm với thương hiệu của bạn, thậm chí họ sẽ ngừng theo dõi tài khoản đó. Việc tối ưu thông tin này sẽ khiến người nhận không bị spam và thiện cảm hơn với đơn vị bán hàng.
Bên cạnh đó, tận dụng tốt công cụ đo lường của Zalo Business giúp doanh nghiệp theo dõi được số người Quan tâm/ Bỏ quan tâm sau mỗi lần gửi tin nhắn. Như vậy, nếu lượng Quan tâm giảm đi, cần xem lại và điều chỉnh nội dung cho phù hợp.
Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Zalo để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
Bài viết liên quan
Tin tức mới